Nhiều nhà đầu tư đặt niềm tin về xu hướng giá LUNA sẽ còn bùng nổ ở thời gian tới. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu về những coin thuộc hệ sinh thái LUNA.
Tổng quan về hệ sinh thái LUNA
Ban đầu, LUNA chỉ được biết đến là một dự án nhỏ trong hệ sinh thái của nền tảng Cosmos. LUNA hoạt động dưới vai trò như một ứng dụng thanh toán. Cụ thể, đơn vị tiền tệ được dùng làm công cụ thanh toán ở ứng dụng này chính là UST (coin của Terra). Tuy nhiên, kể từ năm 2020, LUNA đã chính thức được ra mắt và hoạt động.
Hệ sinh thái LUNA là sản phẩm thuộc mạng lưới Terra. Hệ sinh thái này hội tụ toàn bộ những stablecoin tiềm năng nhất. Và những stablecoin này sẽ vận hành khi có mối liên hệ với LUNA.
Hệ sinh thái LUNA có gì nổi bật?
Mặc dù không quá lớn, tuy nhiên LUNA có một kế hoạch phát triển biết cách chú trọng vào những điểm nổi bật. Những điểm nổi bật của hệ sinh thái LUNA có thể kể đến là:
Stablecoin: Đây là tài sản gốc và quý giá nhất của hệ sinh thái LUNA. Stablecoin Terra được xây dựng giá cố định tương đương 1 USD.
Lending: Đây là tính năng khá thú vị của hệ sinh thái LUNA. Khi mọi người dùng Anchor Protocol cho tính năng này thì không những có thể kiếm về lợi nhuận và giao dịch cũng được cải thiện hơn rất nhiều. Lending được ví như vũ khí đặc biệt giúp LUNA đến gần với với người dùng tiềm năng.
Synthetic: Đây là một tài sản thiết yếu trong hệ sinh thái LUNA.
Charity: LUNA đã tiên phong trong việc tích hợp Charity vào hệ sinh thái của mình. Điểm đặc biệt ở đây là việc từ thiện sẽ không dựa trên số lượng dự án phát hành mà là những dự án có đóng góp thiết thực cho Charity.
Learn Terra: Đây là nơi chứa đựng tất tần tật về tiền số và là nơi mà mọi người có thể cập nhật, học hỏi những kiến thức mới mẻ.
Hệ sinh thái LUNA gồm những coin nào?
Dưới đây là thông tin về 4 đồng tiền mã hóa thuộc hệ sinh thái LUNA được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên xét trên vốn hóa thị trường.
Terra (LUNA coin)
Terra LUNA coin là đồng tiền mã hóa gốc và chính thức của dự án này. Hiện nay, LUNA coin đang giữ hai vai trò trọng yếu. Đó là được sử dụng như một công cụ thanh toán phí khi giao dịch trên nền tảng. Hai là được sử dụng để bỏ phiếu (voting) cho những hoạt động và cập nhật của dự án ở tương lai thông qua những hoạt động stake.
Mọi người có thể mua LUNA coin dễ dàng trên các sàn giao dịch uy tín như KuCoin thông qua cặp giao dịch LUNA/USDT. Ưu điểm khi mua LUNA tại KuCoin là phí gas rẻ, cơ chế thanh toán linh hoạt, tốc độ giao dịch nhanh... Ngoài LUNA, sàn KuCoin còn hỗ trợ lên đến hơn 700 token và hơn 1.200 cặp giao dịch khác.
TerraKRW
KRT coin hay TerraKRW là một đồng tiền mã hóa cũng rất quan trọng trong hệ sinh thái LUNA. Mặc dù vậy, cho đến thời điểm này, vẫn chưa có thông tin hay dữ liệu chuẩn xác về tổng cung của TerraKRW. Trước đó, TerraKRW từng được xếp vào vị trí 1.495 xét trên tổng vốn hóa thị trường trên thị trường crypto. Ngoài ra, đồng coin này cũng đang được niêm yết và hỗ trợ ở một số ít sàn giao dịch.
TerraUSD
UST hay TerraUSD là một trong những đồng coin Stablecoin phi tập trung được liên kết với giá trị của đồng USD Mỹ đầu tiên và có thể mở rộng trên thị trường. Tính ổn định của TerraUSD được thể hiện theo tỷ lệ 1:1. Những tính năng nổi bật của đồng coin này là khả năng tương tác cao, trao đổi dễ dàng, khả năng mở rộng cao và tính ổn định.
Anchor Protocol (ANC coin)
Đây cũng là một trong những thành phần quan trọng trong hệ sinh thái LUNA. Anchor Protocol đã thiết lập nên một thị trường phi tập trung trong dự án của Terra. Trong đó, ANC coin chính là token quản trị của Anchor Protocol. ANC coin ra đời với mục tiêu thúc đẩy nhu cầu vay và mang lại sự ổn định về lãi suất đối với tiền gửi ban đầu.
Kết luận
Như vậy, bài viết đã giới thiệu những đồng coin tiềm năng thuộc hệ sinh thái LUNA. Hãy tìm hiểu thật kỹ trước khi bắt đầu đầu tư vào bất kỳ một coin nào nhé!
Hữu Hùng