Kỳ 5: Bí quyết biến các vị thuốc trị tiểu đường thành "thần dược" của lương y núi Tản

28/09/2020 11:51

Được mẹ truyền nghề cho từ khi còn tấm bé, lương y Châu luôn tâm huyết, dốc hết lòng vì bệnh nhân của mình. Trải qua thời gian học hỏi, tìm kiếm, sáng tạo, tay nghề bốc thuốc của lương y cũng ngày một nâng cao. Theo lương y, thuốc là thuốc, có trở thành “thần dược” hay không, đó còn nhờ cái tâm của người thầy thuốc.

Quy trình sản xuất thuốc của vị lương y tận tâm

Bén duyên với nghề thầy thuốc từ những năm bé thơ, lương y Lý Thị Mỹ Châu (ngụ xã Ba Vì, huyện Ba Vì, TP. Hà Nội) dành được nhiều tình cảm yêu mến và sự tin tưởng của nhiều người bệnh trên khắp mọi nẻo đất nước. Có một thực tế rằng, số người bệnh đến với lương y ngày càng đông. Vì thế, nhiều người đặt ra câu hỏi: “Liệu rằng lương y Châu có đủ thời gian và sức lực để có thể sản xuất hết số lượng thuốc lớn như vậy?”  Trao đổi với PV, lương y Châu chia sẻ: “Nhiều người bệnh tìm đến nhưng mình cứ bớt chút thời gian ngủ, ăn nhanh hơn chút thì lại có thêm người nhanh được khỏi bệnh”.

Được mẹ truyền nghề cho từ khi còn tấm bé, lương y Châu luôn tâm huyết, dốc hết lòng vì bệnh nhân của mình. Trải qua thời gian học hỏi, tìm kiếm, sáng tạo, tay nghề bốc thuốc của lương y cũng ngày một  nâng cao. Thế nhưng không phải vì thế mà lương y sao nhãng với từng vị thuốc bốc cho người bệnh.

“Quy trình sản xuất một thang thuốc tiểu đường khá đơn giản, thế nhưng nó chỉ thực sự đơn giản với những người thầy thuốc tận tâm”, lương y nói. Tiểu đường là căn bệnh khó có thể chữa dứt điểm nhưng hầu hết mọi người khi đến với lương y đều cảm thấy khỏe mạnh rồi dần dần khỏi bệnh lúc nào không hay.

Vị thuốc tiểu đường của lương y đến bây giờ không ai biết chính xác là bao nhiêu vị. Thang thuốc bao gồm rất nhiều các thành phần khác nhau. Không chỉ riêng thuốc đặc trị cho căn bệnh tiểu đường, mà còn bao gồm các vị thuốc đặc biệt dành để hỗ trợ cho gan, thận. Trước kia, ít người đi rừng, giờ thì hầu như cả làng đều lên rừng hái thuốc. Nắm bắt được điều đó, lương y cũng chia sẻ: “Chị có thuê thêm vài người làm lên rừng hái một số lá thuốc phổ biến về để vừa tạo được công ăn việc làm cho họ, mà mình cũng có thể dành thêm thời gian thăm hỏi, khám chữa cho bệnh nhân ở nhà”.

 Lá thuốc mang về nhà được lương y kiểm duyệt tỉ mỉ. Lá rừng thì nhìn đâu cũng giống nhau, nên nhiều khi người khác đi hái cũng gây nhầm lẫn. Lương y đặc biệt chú ý khâu chọn lọc lá, đảm bảo hiệu quả thuốc tốt nhất. Lá thuốc đem về nhà phải là lá tươi, non và có màu xanh đảm bảo theo yêu cầu. Có thể hơi khắt khe nhưng tất cả là để phục vụ lợi ích cho bệnh nhân.

Lá tươi được chính lương y và người thân đích thân làm sạch, phơi khô kỹ lưỡng nắng này qua nắng khác. Nếu như gặp phải trời mưa thì phải mang lá đi sấy khô nhưng mỗi lần sấy thì được ít nên nhiều khi kéo dài thời gian, lương y rất trăn trở cho bệnh tình của mọi người. Gần đây, lương y Châu quyết định xây dựng thêm hệ thống sấy khô bằng sức nóng của lửa, không sấy qua khói thủ công như trước để đảm bảo chất lượng tốt nhất cho từng thang thuốc.

“Chuyển qua giai đoạn bốc, gói thuốc, bước này thực sự là quan trọng quyết định sự thành, bại của một thang thuốc, nên chị thường đích thân làm một mình, cũng bởi vì chưa thể tin tưởng được ai. Thuốc còn phải đủ liều lượng, chính xác và còn điều chỉnh phù hợp với cơ địa từng người bệnh”, lương y chia sẻ từng vị thuốc được gói trong từng túi khác nhau, không pha trộn  để đảm bảo hương thơm cũng như đặc tính của thuốc.

Thuốc nhà lương y chỉ để được trong 1 tháng, vì không có chất bảo quản cũng như các chất phụ gia khác. “Người bệnh khi dùng thuốc đều vô cùng yên tâm và tin tưởng”, lương y Châu nói.

Cái “tâm” gắn liền trong từng vị thuốc

“Bàn tay khéo léo của người lương y tạo nên một thang thuốc đặc biệt, nhưng có biến thành “thần dược” hay không là nhờ cả vào cái tâm”. Tâm là tâm huyết với nghề, mà tâm ở đây lương y nhắc đến còn là tâm với người bệnh. “Có bệnh thì họ mới tìm đến mình, mà trong thâm tâm mình thì ai lại muốn người khác bị bệnh. Thế nên khi họ đã đến cần mình giúp đỡ thì mình phải làm hết sức để chữa khỏi cho họ”, lương y ngậm ngùi chia sẻ.

Gần 20 năm trong nghề, lương y Châu vẫn thường xuyên tự mình lên rừng tìm hái lá thuốc, mặc dù đã thuê thêm người hay có người thân giúp đỡ. Khắt khe và chặt chẽ trong từng khâu sản xuất thuốc, với lương y Châu: “Đó không phải khó tính mà là sự cẩn thận, tỉ mỉ đảm bảo cho người bệnh nhanh chóng khỏi bệnh nhất”. Mọi người làm việc cùng lương y lâu năm ai cũng hiểu, yêu quý và trân trọng những kinh nghiệm quý giá đó.

Mỗi người bệnh lại có một cơ địa khác nhau, nên liệu trình thuốc cũng phải điều chỉnh sao cho phù hợp nhất. Nhiều người hợp thì cần 3 tháng là bệnh tình thuyên giảm , một số người khó hợp thì mất 5-7 tháng. Tuy nhiên, theo lời lương y, nếu khó hợp thì lại có cách để rút ngắn thời gian chữa bệnh. Thuốc nam chủ yếu để dạng lá khô, công dụng không cao như lá tươi, nên hầu hết các bệnh nhân khó hợp thuốc nam thì lương y sẽ lên rừng tận tay hái lá thuốc tươi về sắc thuốc cho họ.

“Nếu làm vậy thì mình vất vả một chút, nhưng đổi lại được niềm vui cho bệnh nhân của mình. Mình vui nhiều hơn là mệt”, khuôn mặt bừng sáng, lương y Châu chia sẻ.

Để giúp bạn đọc có thể tìm hiểu rõ hơn bài thuốc đặc trị tiểu đường của lương y Lý Thị Mỹ Châu, quý bạn đọc xin liên hệ số điện thoại: 0941.082.744

Thái Bình
Bạn đang đọc bài viết "Kỳ 5: Bí quyết biến các vị thuốc trị tiểu đường thành "thần dược" của lương y núi Tản" tại chuyên mục Sức khỏe - Đời sống. Mọi bài vở cộng tác xin gọi hotline (0987.245.378) hoặc gửi về địa chỉ email (info.vstarmedia2018@gmail.com).