Hành trình lên rừng tìm thuốc quý
Sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống cả bà nội, bà ngoại cùng mẹ đều là thầy thuốc nổi tiếng ở thôn Yên Sơn (xã Ba Vì, huyện Ba Vì, TP. Hà Nội), lương y Châu đã sớm bén duyên với nghề bốc thuốc cứu người. Từ nhỏ, chị đã rất chăm chỉ theo mẹ, theo bà để học hỏi về nghề thuốc. 13 tuổi, lương y Châu đã vác giỏ theo mẹ lên rừng, vượt suối tìm cây thuốc.
“Có những hôm gặp được thuốc thì về sớm, còn hôm nào mà khó tìm thì về nhà rất muộn, thâm chí mặt trời xuống núi rồi vẫn còn vòng vo trên rừng”, vị lương y chia sẻ. Công việc vất vả, thậm chí có phần nguy hiểm nhưng với lòng yêu nghề và khát khao chữa bệnh cho mọi người nên lương y Huệ rất chăm chỉ tìm tòi.
Thấy con gái hăng say, nhiệt huyết lại học nhanh, lương y Triệu Thị Chính, mẹ lương y Châu quyết tâm truyền nghề cho con mặc dù cũng biết nghề hái thuốc đi rừng rất nguy hiểm. Bởi vậy, năm 17 tuổi lương y Châu đã sớm có trong tay phương thuốc bí truyền chữa bệnh về xương khớp hay dạ dày của gia tộc.
Tính tình ưa tìm tòi, khám phá, lương y Châu tiếp tục mày mò, nghiên cứu và tìm thêm ra các loại thuốc về gan, thận… đặc biệt là loại thuốc chữa bệnh tiểu đường. Vị lương y nói: “Lên rừng thì nhìn đâu cũng thấy thảo dược, thế nhưng làm thế nào kết hợp chúng với nhau để phát huy được công dụng tối đa mới cần đến bàn tay và cái đầu sáng tạo của người thầy thuốc”.
Bệnh tiểu đường đã có người chữa trị
Theo lời lương y Châu, bệnh tiểu đường có nhiều biến chứng rất nguy hiểm như suy thận, mù mắt, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, hoại tử và có nguy cơ tử vong... Ngoài ra, người bệnh cũng giảm khả năng chăn gối một cách rõ rệt. Nguyên nhân chính là béo phì, ăn quá nhiều chất béo, ngồi làm việc quá nhiều, uống nhiều bia rượu, người cao tuổi, người có tiền sử rối loạn dung nạp glucose… dẫn đến rối loạn tuyến tụy gây nên các ảnh hưởng kèm theo về gan, thận…
Các bệnh nhân khi đến tìm lương y Châu đều rất lo lắng vì họ phát hiện ra bệnh khá muộn nên để triệu chứng sau bệnh nặng hơn như ù tai, tê chân, tê tay hay thậm chí có người bị lở loét khắp người (vết không lành mà càng ngày lan rộng ra). Thế nhưng chỉ sau một thời gian điều trị, bệnh tật đã không còn là nỗi ám ảnh quá lớn đối với họ. Không khẳng định trực tiếp có thể chữa dứt điểm 100% tiểu đường nhưng phản hồi của người bệnh là câu trả lời thuyết phục nhất về khả năng chữa trị căn bệnh này.
Sau khi sử dụng đúng liệu trình thuốc của lương y Châu, nhiều bệnh nhân đã gửi lời cám ơn sâu sắc khi chữa khỏi dứt điểm bệnh tiểu đường. Đó chính là niềm vui và động lực giúp vị lương y ngày càng tận tâm với nghề. Mỗi thầy thuốc đều có những phương pháp bí truyền riêng nhưng với lương y Châu, sự kết hợp khéo léo giữa các dược liệu phù hợp với cơ thể người bệnh là yếu tố quan trọng nhất giúp điều trị bệnh.
Vị lương y này đã rất “cao tay” khi kết hợp các loại dược liệu bổ trợ cho gan, thận, tim của bệnh nhân. Theo đó, bệnh nhân được điều trị với liệu trình theo tháng để kịp thời theo dõi hiệu quả của thuốc cho từng bệnh nhân, từ đó có những điều chỉnh thuốc hợp lý nhất.
“Liệu trình của từng người thường có sự khác nhau, có người chỉ mất 1-2 tháng là đường huyết ổn định trở lại. Nhưng có người phải mất đến 5-7 tháng thì bệnh tình mới thuyên giảm, đó là phụ thuộc cơ địa của mỗi người. Quan trọng là mọi người có kiên nhẫn để chữa dứt điểm hay không. Tuy nhiên dù hợp hay khó hợp thuốc thì hầu hết mọi người sau khi dùng thuốc của tôi đều phản hồi tốt về vị thuốc vàng này. Cụ thể bệnh nhân thấy cơ thể khỏe mạnh hơn, ăn uống cũng tốt hơn. Đối với tôi mà nói thì thấy bệnh nhân của mình khỏe mạnh là mừng lắm rồi”, lương y Châu chia sẻ.
Với bài thuốc chữa tiểu đường, ngoài thuốc lá sắc theo thang thì lương y Châu mới sáng tạo ra một dạng nữa cho thuốc đó là dạng cao. Để tiện cho những người hay đi công tác xa, hay những gia đình không tiện sắc thuốc lá thì có thể đem theo bên mình uống đều đặn.
Dạng cao thì được nấu cô đặc thì lá thuốc tươi, lương y Châu đã pha chế đầy đủ các vị thuốc giống như thuốc lá nhưng công dụng thì cao hơn vì có thêm một vị thuốc đặc biệt. Vị thuốc này chỉ được hái theo mùa, ở những nơi địa hình cao và được coi một trong những cây thuốc “bá bệnh”. Dĩ nhiên đây cũng được coi là bí truyền.
“Thuốc Nam là loại thuốc rất lành. Không tác dụng phụ. Không chất bảo quản cũng như các tạp chất. Ngay như đó cũng là nguyên nhân góp phần cho việc chữa bệnh tiểu đường của tôi thêm thành công”, lương y Châu tiết lộ về bài thuốc.
Theo lương y Lý Thị Mỹ Châu, người Dao nổi tiếng trong nghề thuốc Nam bởi họ có điều kiện sinh sống trong vùng dồi dào về các loại thảo dược quý, hiếm. “Khi tìm đến vùng núi Ba Vì lập nghiệp, người Dao phải ở trên lưng chừng núi, dựa vào rừng Ba Vì để kiếm sống. Vì thế khi lâm bệnh, người Dao phải tìm cây rừng để tự chạy chữa. May mắn hơn, nơi người Dao sinh sống lại có điều kiện tự nhiên hết sức thuận lợi cho các loài thảo dược phát triển. Theo thống kê ở sách “Cây thuốc người Dao Ba Vì”, trong số 1.209 loài thực vật có trong Rừng Quốc gia Ba Vì, có tới 507 loại cây cỏ người Dao dùng làm thuốc chữa bệnh. Trong số những loài dược liệu này, có những cây thuộc loại quý và hiếm”, lương y Châu chia sẻ.
Để giúp bạn đọc có thể tìm hiểu rõ hơn bài thuốc đặc trị tiểu đường của lương y Châu, quý bạn đọc xin liên hệ số điện thoại: 0941.082.744