50 năm Sài Gòn - TP.HCM - Kỳ 7: Cơ hội đổi thay từ ánh mắt em bé Nhà Bè
27/04/2025 18:06
Tính đến nay, tôi đã có gần 20 năm làm "dân ngụ cư" khu vực Nhà Bè, Bình Chánh, đi về trên đại lộ Nguyễn Văn Linh, Nguyễn Hữu Thọ.
Đường Nguyễn Hữu Thọ nối trung tâm thành phố đến khu cảng biển Hiệp Phước - Ảnh: Tự Trung
Vùng đất này đầy tiềm năng mà người dân vẫn thiếu việc làm, thu nhập thấp, chăm sóc sức khỏe kém, giáo dục hạn chế, là thành phố mà tiêu chuẩn sống của nông thôn... Đó là thách thức nhưng cũng là mảnh đất rộng cho những người làm quản lý, quy hoạch, khoa học để TP.HCM phát triển hết tiềm năng...
Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt
Tôi được chứng kiến con đường bù lún mỗi năm, những mảnh ruộng dần mọc lên cao ốc, từng khu dân cư từ vắng lặng đến sôi động, đông đúc lại thêm cơ duyên nghề nghiệp được tìm hiểu về sự đổi thay, được gặp những người đã trực tiếp xắn tay làm từ ngày đầu. Đất ở mà thành đất thương…
Thành phố mới trên đất xưa
Cột mốc 50 năm là dài quá với vùng đất này. Tính từ 30 năm trở về trước, sang
Phú Mỹ Hưng bên sông rạch Nhà Bè - Ảnh: Tự Trung
Cơ duyên từ ánh mắt trẻ
Tương lai của những đứa trẻ cũng chính là xuất phát điểm trong tư tưởng của những người đầu tiên bắt tay vào công cuộc thay đổi Nhà Bè. Ấy là khi ông Phan Chánh Dưỡng đọc được bài báo viết về những đứa trẻ Nhà Bè ước mơ làm nghề chằm lá.
"Vùng đất chỉ cách thành phố mấy kilômet, gần sông gần cảng mà không cho nổi con trẻ một ước mơ đẹp?", con người thầy giáo trong ông day dứt hỏi con người đang đau đáu làm những dự án kinh tế. Đến khảo sát, nhìn vào mắt những đứa trẻ ông càng thêm quyết tâm. Ông đưa những nhà lãnh đạo thành phố đến.
Ông đưa những nhà đầu tư mà mình tin tưởng đến. Thêm một người nữa nhìn vào mắt các em bé hồn nhiên chạy ra xem người lạ.
Ông Lawrence S. Ting sau khi chia kẹo cho bọn trẻ đã quay lại bảo: "Nhìn sự hồn nhiên, trong sáng, vui vẻ của chúng, tôi tin đất nước anh có tương lai tươi sáng". Hợp đồng đầu tư xem như đã được chốt từ lúc ấy.
Hôm nay, ông Phan Chánh Dưỡng đã soạn ra cả tập bài giảng cho các lớp cao học kinh tế từ kinh nghiệm vượt qua những thiên nan vạn nan trên con đường tiên phong làm kinh tế trên đầm lầy, biến rừng lá thành khu đô thị kiểu mẫu.
Những bài học đều có thể học được từ cách nhìn nhận cơ hội, lập dự án, đề xuất chính sách, thuyết phục nhà quản lý, nhà đầu tư… Khó tiếp thu và học theo nhất chính là nhiệt tâm trong sáng mà ông đã nuôi giữ được suốt bao năm đồng hành với công cuộc xây dựng nên vùng đất mới Nam Sài Gòn với bao nhiêu cơ hội làm giàu.
Ông tâm sự: "Cơ hội để làm giàu ư? Rất dễ, chính tôi đã trao cho bao nhiêu người cơ hội giàu có khi đến làm ăn trên đất này nhưng với riêng tôi thì không. Tôi đã được trao cho cơ hội chung tay xây dựng thành phố, được góp phần cho những đứa trẻ nơi đây đổi đời, như thế là quá nhiều rồi. Cơ hội quý giá để được làm việc lớn lao ấy tôi không thể mạo hiểm để nó có thể bị tổn hại, bị mất đi".
Nhắc đến đóng góp cho sự đổi thay của thành phố hôm nay, những người theo dõi, quan sát không thể không nhắc tên Phan Chánh Dưỡng và ông thì lại nhắc tên những người khác đã cùng chung tay với mình: ông Võ Văn Kiệt, Võ Trần Chí, Lawrence S. Ting, nhóm Thứ Sáu…
Về hưu nhưng ông vẫn tiếp tục rong ruổi khắp mọi miền đất nước với những hoạt động của Quỹ từ thiện Lawrence S. Ting, đi tìm cơ hội phát triển từ ánh mắt của những đứa trẻ như cơ duyên năm xưa, mang những câu chuyện một đời cống hiến của mình truyền lửa cho lớp trẻ. Thành phố đã đổi thay và đất nước sẽ đổi thay từ những nỗ lực và hy vọng như vậy.
Nhà Bè - cánh cửa TP.HCM mở ra Biển Đông
* Đường đã đi: Khu chế xuất Tân Thuận, Nhà máy điện Hiệp Phước, đại lộ Nguyễn Văn Linh, Khu công nghiệp Hiệp Phước, khu đô thị Phú Mỹ Hưng, đường Nguyễn Hữu Thọ, cảng Hiệp Phước.
* Đường sẽ đến:
- Đô thị ven sông - hướng biển, du lịch sinh thái theo trục quận 7 - Nhà Bè - Cần Giờ.
- Trục đường bộ liên kết vùng kết nối với Đông Nam Bộ dọc hành lang sông Soài Rạp - rạch Bến Nghé - sông Đồng Nai; kết nối với Long An để đi khắp vùng Nam Bộ với dự án đường Long Hậu (Nhà Bè) - ĐT826E (huyện Cần Giuộc, Long An), đường Lê Văn Lương (Nhà Bè) - ĐT826C (Cần Giuộc) và cảng Hiệp Phước.
- Trục đường bộ từ trung tâm thành phố đến cụm cảng biển - khu công nghiệp lớn nhất TP.HCM với các cụm cảng nằm dọc sông Soài Rạp gồm cảng container quốc tế SPCT, Tân Cảng - Hiệp Phước, cảng quốc tế Long An và Khu công nghiệp Hiệp Phước.
- Cao tốc Bến Lức - Long Thành, cầu Cần Giờ kết nối Nhà Bè - Cần Giờ với các tỉnh miền Đông, Tây Nam Bộ…
- Phát triển Cần Giờ theo định hướng trung tâm kinh tế hàng hải (cảng biển nước sâu, logistics và dịch vụ hỗ trợ), đô thị du lịch, nối đường hàng hải quốc tế với TP.HCM và các tỉnh phía Nam.
-------------------------------
Chúng tôi đến công trường xây dựng cầu Sài Gòn 2 lúc công nhân đang tất bật thi công. Đây là công trình cực kỳ quan trọng giảm bớt áp lực cho cầu cũ quá tải suốt nhiều năm.
Kỳ tới: Cầu Sài Gòn mới cho thành phố thêm vươn xa
50 năm Sài Gòn - TP.HCM - Kỳ 6: Đường Phạm Văn Đồng đi sân bay nhanh ơi là nhanh
Dài gần 14km với 12 làn xe, đường Phạm Văn Đồng với cây cầu Bình Lợi sừng sững bắc qua sông Sài Gòn như một biểu tượng đón chào tất cả mọi người.
HĐND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã thống nhất thông qua Nghị quyết về chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã năm 2025, hướng tới mục tiêu tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả quản lý, đồng thời phù hợp với thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh…