Tuy nhiên, đáng lo ngại là vào ngày 13-14/10 khả năng sẽ tiếp tục có một áp thấp nhiệt đới đi vào biển Đông. Áp thấp nhiệt đới này trùng với thời điểm đang diễn ra mưa lũ đợt hai ở khu vực Trung bộ nên cần phải đặc biệt lưu ý.
Về mưa lớn, ông Khiêm vẫn nhấn mạnh khu vực Trung bộ sẽ có mưa lớn kéo dài trong khoảng 10 ngày tới và chia làm hai đợt. Đợt một từ nay đến này 9/10, với lượng mưa 300-500mm, riêng Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi từ 500-700 mm.
Những đợt áp tháp, áp thấp nhiệt đới liên tiếp gây mưa lớn ở miền Trung
Đợt mưa thứ hai sẽ kéo dài từ khoảng từ 12 -14/10 tới. Dự báo tổng lượng mưa hai đợt có thể lên tới 500-1.200 mm, có nơi cao hơn.
Đối với khu vực miền núi phía Bắc, do ảnh hưởng của không khí lạnh khô, nên khoảng 6 ngày tới sẽ không có mưa, hoặc ít mưa, nhưng mưa sẽ quay lại từ sau ngày 14/10.
Trong khoảng 10 ngày tới, Những nơi khác như Nghệ An, Nam Trung Bộ, Bắc Tây Nguyên có mưa từ 200-550 mm; Nam Bộ và Nam Tây Nguyên mưa 100-300 mm.
Theo ông Khiêm, Với tình hình mưa như vậy, từ nay đến ngày 11/10, trên các sông từ Hà Tĩnh đến Bình Thuận và khu vực Tây Nguyên sẽ xuất hiện một đợt lũ với biên độ lũ lên ở thượng lưu từ 4- 9 m, hạ lưu từ 1,5-5m.
Trong đợt lũ này, mực nước đỉnh lũ hạ lưu các sông từ Hà Tĩnh đến Quảng Trị có khả năng lên mức BĐ2 và trên BĐ2; các sông từ Thừa Thiên- Huế đến Bình Thuận và Tây Nguyên có khả năng ở mức BĐ1-BĐ2, có nơi trên BĐ2; thượng lưu các sông và các sông suối nhỏ có khả năng lên mức BĐ3.
Mưa kéo dài liên tục, tương đối lớn nên nguy cơ rất cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất, ngập lụt vùng trũng thấp. Nguy cơ lũ quét, sạt lở đất, ngập lụt ở vùng thấp, đô thị ở các tỉnh miền Trung.
Lo lũ chồng lũ
Ông Ngô Sơn Hải, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), hiện khu vực miền Trung, Tây Nguyên có 20 hồ chứa thuộc EVN. Dung tích các hồ chiếm 30-40%, có những hồ rất thấp như Sông Tranh chỉ 7%, A Vương chỉ khoảng 19% dung tích, hồ lớn nhất Tây Nguyên là Yaly chỉ khoảng 29%.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp cảnh báo nguy cơ lũ chồng lũ ở miền Trung
“Dung tích chứa vẫn còn lớn, nếu có mưa lớn vẫn có khả năng đủ sức chứa, đảm bảo an toàn hồ đập. Tuy nhiên, Tập đoàn sẽ tiếp tục theo dõi, nhất là mưa và lượng nước về hồ để xử lý kịp thời. Nếu nước về hồ đầy, sẽ cho xả theo quy trình vận hành”, ông Hải nói.
Tuy nhiên, ông Trần Quang Hoài, Phó Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai lưu ý, dù dung tích chứa của các hồ còn lớn, nhưng EVN cần rà soát phương án hạ du khi xả lũ.
“Vì bài học từ 2011, nhiều địa phương đồng loạt phản đối thuỷ điện xả lũ khiến tình trạng lũ chồng lũ. Cần tránh để tình trạng này nữa”, ông Hoài lưu ý.
Tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp lo ngại, với dự báo lượng mưa từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi bình quân 300-500 mm, có nơi 1.000, thậm chí có hơn, sẽ tái hiện trận lũ lịch sử năm 2017.
“Nếu theo diễn biến này thì không cẩn thận sẽ rơi vào trận lụt lịch sử như năm 2017, lúc đó cũng khu vực từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi, chỉ 3-4 ngày đã mưa tới 1.000 mm. Chưa kể, đến ngày 11/10 tới, một cơn ATNĐ khả năng mạnh thành bão cũng hướng vào khu vực này, nguy cơ gây ra mưa lớn, lũ quét và sạt lở đất ra cao”, ông Hiệp cảnh báo.
Về hồ chứa, ông Hiệp yêu cầu tất cả các hồ chứa cần đặt trong tình trạng báo động cao nhất, do lượng mưa lớn, cực đoan trong khi khu vực này nhiều hồ nhỏ.
Riêng những hồ chứa lớn do Bộ NN&PTNT quản lý phải bóng động đặc biệt, trong đó hồ Tả Trạch đặt trong trạng thái ưu tiên 1, Ngàn Trươi trạng thái ưu tiên thứ 2.
Lãnh đạo Bộ NN&PTNT cũng đề nghị các địa phương sẵn sàng hệ thống bơm tiêu úng, kiểm tra các phương án đảm điện, xăng dầu, nhu yếu phẩm, lương thực, thuốc men… khi xảy ra mưa lũ, ngập lụt chia cắt.
Về thủy sản, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp đề nghị Tổng cục Thủy sản tập trung chỉ đạo hướng dẫn người dân thu hoạch sớm, có biện pháp bảo vệ khu nuôi trồng, đặc biệt khu nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt lên tới 54.000 ha.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT cũng lưu ý, khu vực miền Trung có gần 2.000 trang trại, chủ yếu là chăn nuôi heo, với gần 6 triệu con, trong khi hiện chưa bản đồ vị trí các trang trại. Do vậy, Cục Chăn nuôi có thông báo, hướng dẫn cụ thể cho các địa phương, không để xảy ra thiệt hại, để lợn chết trôi lềnh bềnh.
Về giao thông, đặc điểm địa hình miền Trung “chưa mưa đã bị chia cắt”, với lượng mưa lớn như vậy khả năng đường Quốc lộ 1, đường sắt, đường Hồ Chí Minh sẽ bị ngập lụt, ông Hiệp đề nghị cần triển khai sớm các giải pháp để đảm bảo giao thông thông suốt.
Nam Khánh
Link nội dung: https://tieudungvietonline.net/mua-lon-toi-tap-mien-trung-lo-lu-chong-lu-a4612.html